Theo Cục Trồng trọt, trong đợt hạn hán niên vụ 2015-2016 tỉnh Lâm Đồng có 30.439
ha cà phê bị thiếu nước tưới, 161 ha bị mất trắng. Còn niên vụ 2016-2017 thì thời tiết
mưa nhiều đã gây ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả của các loại cây trồng như cà phê,
bơ, sầu riêng… gây khó khăn cho người nông dân. Vì vậy, người nông dân cần chú
ýcung cấp đầy đủ dinh dưỡng và điều tiết ánh sáng cho phù hợp với tình trạng sinh lý
của cây để cây vừa nuôi quả tốt vừa tạo ra bộ khung cành dự trữ khỏe mạnh cho năm
tiếp theo.
Để giúp cây cà phê phát triển tốt trong mùa mưa thì người nông dân cần chú ý những
biện pháp kỹ thuật như sau:
1. Cắt tỉa cành và vệ sinh vườn cây
Cần vệ sinh sạch sẽ vườn cây, đặc biệt là những tàn dư cành lá của vụ trước. Đây có
thể là nơi ẩn chứa những mầm mống gây bệnh hại khi gặp mưa sẽ phát triển mạnh và
gây hại cho cây. Cắt tỉa những cành vô hiệu nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng và ánh
sáng với những cành nuôi trái. Tất cả những tàn dư và cỏ dại có thể xử lý bằng việc
đốt hoặc chôn vùi cùng với vôi bột.
2. Bón phân cho cây
- Cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng trong giai đoạn chuyển mùa từ mùa
nắng sang mùa mưa và khi cây bị suy kiệt do hạn, thì việc cung cấp các chất dinh
dưỡng hữu cơ cho cây là rất cần thiết. Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, giúp bộ rễ
cây trồng hồi phục, phát triển, hấp thu tốt chất dinh dưỡng, phát triển bền vững, chống
chịu tốt điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh phát sinh, làm cơ sở để cây phát
triển, cho năng suất cao ở những vụ sau. Bà con có thể sử dụng các loại phân hữu cơ tự
sản xuất hoặc sử dụng phân hữu cơ công nghiệp đã chế biến sẵn.
- Ngoài việc cung cấp các loại nguyên tố đa lượng, người nông dân cần quan tâm cung
cấp các loại nguyên tố trung và vi lượng cho cây cà phê, bón thêm vôi, phun thêm
Bortrac… để giúp cho cây cà phê phát triển tốt, làm giảm tỷ lệ rụng quả.
- Sử dụng phân bón theo nguyên tắc 4 đúng, sau giai đoạn mùa khô không được cung
cấp dinh dưỡng vì vậy vào đầu mùa mưa bà con cần cung cấp phân hữu cơ, lân và đặc
biệt là phân đạm để cây cà phê phát triển chồi, cành lá và nuôi quả.
- Đáp ứng đầy đủ về lượng phân bón cho cà phê để đảm bảo cho sinh trưởng và năng
suất dự kiến; duy trì và cải thiện độ phì nhiêu đất. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chất
dinh dưỡng mà cây cà phê cần trong từng thời điểm sẽ khác nhau, nhu đầu mùa mưa
cần cung cấp hàm lượng đạm cao để cây phát triển bộ khung, tán và nuôi quả.
- Cần bón vào thời điểm khi đất đủ độ ẩm, bón phân ngay đường chiếu tán lá và bón
sâu khoảng 10cm. Đặc biệt, phải bón lấp để làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm
chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho người sử dụng.
3. Phòng trừ sâu bệnh hại:
- Rệp vảy xanh, rệp sáp, mọt đục cành và bệnh nấm hồng thường xuất hiện vào giai
đoạn này. Vì vậy, cần làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ các cành bị sâu bệnh và vô hiệu.
- Có thể dùng một trong các loại thuốc Sumithion, Subatox, Supracide… để phun trừ
rệp.
- Khi cà phê bị bệnh nấm hồng, khô cành khô quả thì cần tạo vườn cà phê thông
thoáng, cắt bỏ sớm cành bị bệnh. Có thể dùng thuốc BVTV để phun phòng trừ bệnh
như Validacin 3SC, Tung vali 3SL...
- Áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng để tạo sự cân bằng trong hệ sinh thái
nông nghiệp, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe con người,
vật nuôi và môi trường.
- Ngoài ra, bà con nông dân cần thường xuyên đi thăm đồng để phát hiện những loại
sâu, bệnh gây hại và có cách phòng trị, đồng thời rong tỉa những cây che bóng, tỉa
cành, tỉa chồi để tạo cho vườn cà phê thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, cạnh tranh dinh
dưỡng và tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt nhằm tạo ra những vườn cà phê sinh
trưởng và phát triển bền vững, đưa lại năng suất cao trong niên vụ 2016-2017 và các
năm tiếp theo.
Phạm Thanh Sơn
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng
Tin tức
- Hôm nay : 29
- Tổng : 7496143