Tin tức

Những lưu ý trong chăm sóc cây điều kinh doanh


1. Tỉa cành, tạo tán và vệ sinh vườn
Cần cắt bỏ những cành khô, cành mục, cành bị sâu bệnh, các cành cớm rợp trong tán
cây và các cành đan xen vào nhau.
Khi tỉa cành cần chú ý vệ sinh tốt các vết cắt, nhất là các cành to, nếu không sẽ tạo
điều kiện cho bệnh chảy mủ phát triển làm suy yếu cây. Quét dung dịch Boóc-đô 1%
lên các mặt cắt lớn.
Thu dọn tàn dư thực vật (lá khô, cành khô, cỏ dại), có thể đốt hun khói để xua đuổi bọ
xít muỗi.
Lưu ý: Dụng cụ tỉa cành là cưa, kéo. Khi tỉa cành tránh làm tổn thương các cành giữ
lại trên cây.
2. Phân bón cho cây điều kinh doanh
Cần chú ý bón phân theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại phân, đúng lúc, đúng liều
lượng và đúng cách). Lượng phân bón cho điều thường được chia làm 2 đợt, đợt 1 bón
vào đầu mùa mưa (tháng 5 - 6), đợt 2 bón vào cuối mùa mưa nhưng phải trước khi
chấm dứt mưa khoảng 1 tháng (tháng 9 - 10).
Liều lượng phân bón hóa học khuyến cáo cho cây điều ở thời kỳ kinh doanh như sau:
 

Tuổi cây
(năm)
Số lần bón
(lần/năm)
Loại phân (gram/cây/đợt)  
UrêLân nung chảyKaliclorua  
Năm thứ 41 2800
700
500
500
150
200
Từ năm thứ 5
trở đi
Điều chỉnh lượng phân bón theo tình trạng của vườn cây   

Nếu dùng phân bón NPK 16-16-8, bón mỗi gốc khoảng 3.500 - 4.000 gram/cây/2

lần/năm. Ngoài phân vô cơ thì cần bón thêm phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

3. Sâu bệnh hại điều

Năng suất, chất lượng hạt điều thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại sâu hại

chủ yếu như: bọ xít muỗi, bệnh thán thư … Chính vì vậy, để giúp vườn điều đạt năng

suất cao, chất lượng tốt, ngoài việc chăm sóc, bón phân, tỉa cành tạo tán hàng năm, bà

con cần quan tâm phòng trừ các loại sâu, bệnh chính sau:

a) Bệnh thán thư

- Triệu chứng: Biểu hiện đặc trưng là khi cây bị bệnh thường thấy những đốm màu

nâu xuất hiện trên chồi, cành non, cành hoa và quả. Ở cây bị bệnh nặng có thể thấy

nhựa cây tiết ra trên các vết bệnh, cành hoa bị khô và chết dần; hạt và quả nhăn lại,

khô đen và rụng.

  • Tổng : 7520534
  • Hôm nay : 139