Tin tức

Phòng trị bệnh đốm rong trên cây ăn trái trong mùa mưa

1. Nguyên nhân: Bệnh đốm rong, do tảo Cephaleuros viresens gây ra. Đây là một
trong những bệnh phổ biến gây hại trên nhiều loại cây ăn trái như bưởi, cam quýt,
nhãn, sầu riêng, xoài, chôm chôm… Bệnh thường gây hại trên thân, cành và lá, ít gây
hại trên trái, bệnh còn tấn công cả cây con trong vườn ươm. Những vườn không được
chăm sóc chu đáo, thiếu phân bón, đất khô cằn thường làm cho cây sinh trưởng kém.
Những vườn trồng quá dày làm cho vườn cây luôn rậm rạp, không thông thoáng sẽ tạo
điều kiện cho bệnh gây hại nhiều hơn. Vườn phun nhiều phân bón lá hoặc những vườn
cây lớn tuổi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại.
2. Triệu chứng: Bệnh có thể xuất hiện và gây hại trên thân cây, cành già và lá già
(hầu như không thấy trên các lá bánh tẻ và lá non), thỉnh thoảng cũng bắt gặp trên vỏ
trái.
Trên thân, cành: Bệnh thường gây hại trên thân chính hoăc những nhánh già bên
trong tán, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ màu xanh, có hình tròn hoặc hình bầu
dục sau đó lớn dần thành từng mảng, vết bệnh có lớp tơ mịn màu xanh rêu, giữa vết
bệnh có màu đỏ nâu. Bệnh nặng lan dần lên các nhánh trên, làm cho vỏ cành bị nứt,
kém phát triển đôi khi lan lên cả trái.
Trên lá: Vết bệnh là những đốm dạng tròn có đường kính khoảng 3- 5 mm hơi nhô
cao so với bề mặt của phiến lá. Do có lớp tảo phát triển nên nhìn giống như một lớp
nhung mịn, màu nâu đỏ gạch cua. Vết bệnh chỉ xuất hiện ở mặt trên của lá, còn mặt
dưới, nơi có vết bệnh ban đầu vẫn bình thường. Khi gặp điều kiện thích hợp, vết bệnh
lan rộng nhanh có khi bằng đầu ngón tay, ở mặt dưới của vết bệnh có thể thấy mô lá bị
hoại và cả sợi tảo mọc xuyên qua có màu đỏ nâu. Bệnh nặng, trên lá có rất nhiều đốm
chi chít dày đặc, phủ kín mặt lá. Bệnh gây hại trên lá, làm lá bị thô cứng, ảnh hưởng
rất nhiều đến khả năng quang hợp, cây còi cọc, sinh trưởng kém.
 

  • Hôm nay : 25
  • Tổng : 7496139