Tin tức

Quy trình kỹ thuật sản xuất cây khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY KHỔ QUA THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
1. Thời vụ
Khổ qua tương đối dễ trồng không kén đất, thích hợp pH = 6, đất thịt nhẹ, pha cát. Khổ qua sinh
trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 – 300C lượng mưa 1.500 – 2.000 mm nên có
thể trồng quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất ở vụ Đông xuân.
Vụ hè thu: Gieo tháng 5 – 6, thu hoạch tháng 7 – 8 dương lịch. Vụ hè thu năng suất cao nhưng thuờng
bị ruồi đục trái phá hại.
Vụ mùa: Gieo tháng 7 – 8, thu hoạch tháng 9 – 10 dương lịch, do mưa nhiều cây có nhiều cành lá
sum xuê, cho ít hoa trái. Trong thời kỳ trổ bông nếu gặp mưa liên tục vào buổi sáng thì cây đậu trái
kém hoặc trái non dễ bị thối.
Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 – 11 dương lịch, đây là vụ chính, thường có bọ trĩ, bọ phấn trắng, nhện
đỏ và bệnh sương mai (đốm phấn) phát triển mạnh, thường xuyên thăm đồng để có biện pháp xử lý
kịp thời, hiệu quả.
Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 1 – 2 dương lịch, thu hoạch 3 – 4 dương lịch. Đây là vụ gieo trồng có thời
tiết khắc nghiệt nhất trong năm, lượng nước bốc thoát qua mặt đất và lá khổ qua nhiều, nếu không
tưới đủ nước cây sinh trưởng kém thân ngắn, lá nhỏ, hoa trái ít và cho năng suất thấp. Đồng thời
nhóm côn trùng chích hút cũng xuất hiện nhiều, do đó cần thăm đồng thường xuyên để có biện pháp
xử lý kịp thời.
2. Giống
Giống được trồng phổ biến hiện nay là giống giống lai F1 241, 242, TN 169, Tiểu Muội; SG 4,1; SG
4,2; TN8; 63 Chia tai; 59 CT do các công ty Giống cây trồng Miền Nam, Đông Tây, Trang Nông,…phân
phối.
3. Ngâm ủ và gieo hạt
Hạt giống trước khi gieo ngâm trong nước ấm (3 sôi – 2 lạnh) từ 4 – 5 giờ, vớt ra rửa sạch nhớt để
ráo và ủ cho nhú mầm mới đem gieo.
Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hoá chất bằng Rovral 2%, ta trộn đều 2g thuộc bột Rovral
với 1kg hột giống trong vòng 15 phút. Lượng hạt cần để trồng 1.000 m2 là 1,5 kg. Có 2 cách gieo hạt
như sau:
Cách 1: Gieo hạt Khổ qua thẳng trên luống, gieo 1 – 2 hạt/lỗ. Lỗ gieo sâu từ 1 – 1,5 cm, lấp hạt bằng
phân chuồng hoai hoặc tro trấu. Sau 7 ngày sau gieo tiến hành tỉa bỏ bớt những cây sinh trưởng kém
chỉ để lại 1 cây khoẻ mập. Nếu muốn lấy trái to thì chừa lại 1 cây /1 lỗ; nếu muốn lấy nhiều trái nhưng
trái nhỏ thì chừa lại 2 cây/lỗ (lúc gieo hạt nên thêm một số hạt vào bầu đất để trồng dặm về sau).
Cách 2: Ngâm hạt trong nước ấm (pha 3 sôi, 2 lạnh) từ 3 – 5 giờ, loại bỏ hạt lép rồi vớt hạt ra, ủ hạt
bằng khăn ẩm, ủ thành từng lớp mỏng. Sau mỗi 12 giờ đem hạt ra rửa lại bằng nước ấm. Khi thấy
hạt nứt mầm thì đem gieo. Những hạt chưa nứt mầm thì rửa hạt bằng nước ấm và tiếp tục ủ lại. Tiếp
tục làm như vậy cho đến khi hạt nảy mầm hết.
4. Chuẩn bị đất
Đất được dọn dẹp sạch cỏ dại.
Khổ qua trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng kết cấu đất phải tơi xốp, thoáng khí, tốt
nhất là loại đất thịt pha cát. Đất được cày xới, dọn dẹp sạch cỏ, phơi đất 7-10 ngày trước khi trồng.
5. Lên liếp và phủ bạt
Lên liếp rộng 1,5 – 1,7 m, cao 20 – 30 cm (Mùa mưa).
Phủ bạt: Tiến hành căng màng phủ bằng plastic giúp giữ ẩm, hạn chế cỏ dại,…(Mặt đen ở dưới, mặt
có màu ánh bạc ở trên) theo chiều dài của luống, kéo bìa màng phủ xuống sát mép rãnh để khống
chế cỏ mọc, lấy tre làm thành chiếc đủa ghim màng phủ lại, tránh gió bay. Đục lổ để gieo hạt, mỗi lổ
cách nhau 0,55m.
6. Khoảng cách trồng và mật độ
Khoảng cách trồng:
- Mùa mưa: 1,4 m x 0,5 – 0,6 m
- Mùa nắng: 1,2 – 1,3 m x 0,4 – 0,5 m
Mật độ trồng: 1.300 – 1.600 cây/1.000 m2
7. Bón phân
Lượng phân thay đổi tuỳ loại đất. Lượng phân trung bình để bón cho 1.000 m2 như sau:
Lượng nguyên chất (kg/1.000 m2): 198 N – 168 P2O5 – 180 K2O.
Lượng phân thương phẩm tương ứng:
- Phân chuồng: 2 tấn

- Vôi: 30 – 50 kg
- Super lân: 50 kg
- Urê: 24 kg
- DAP: 5 kg
- KCl: 26 kg

- NPK (16 – 16 – 8): 30 kg
Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ vôi + toàn bộ phân chuồng + toàn bộ super lân + 12 kg NPK (16 – 16 – 8) + 12,5
kg KCl
- Bón thúc: 8 lần, định kỳ 19 ngày bón 1 lần
Lần 1 (10 NSG): 3 kg urê + 2,5 kg DAP
Lần 2 (20 NSG): 3 kg urê + 2,5 kg DAP
Lần 3 (30 NSG): 4 kg urê + 3 kg KCl
Lần 4 (40 NSG): 4 kg urê + 3 kg KCl
Lần 5 (50 NSG): 4 kg urê + 3 kg KCl
Lần 6 (60 NSG): 2 kg urê + 6 kg NPK (16 – 16 – 8) + 1,5 kg KCl
Lần 7 (70 NSG): 2 kg urê + 6 kg NPK (16 – 16 – 8) + 1,5 kg KCl
Lần 8 (80 NSG): 2 kg urê + 6 kg NPK (16 – 16 – 8) + 1,5 kg KCl
Cách bón thúc: Bón phân theo sự phát triển của bộ rễ. Mỗi lần bón, có thể dùng 1 trong các cách sau như mở một bên bạt phủ liếp, rải dọc theo hàng khổ qua; đục lỗ nhỏ bạt phủ giữa hai gốc; rạch hàng để bón hoặc phủ lớp đất mỏng hay hữu cơ để giữ cho phân khỏi bay hơi.
 

  • Hôm nay : 241
  • Tổng : 1289379